Nếu cùng một đơn vị vận tải, mức giá cước vận tải đường bộ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ có mức giá cước cao hơn vì phải làm nhiều thủ tục khác nhau.
Vậy mức giá cước vận tải đường bộ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được xác định như thế nào? Bạn có thể tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết.
1. Đại lượng tính giá cước vận tải bằng đường bộ
Tại Việt Nam, đại lượng tính cước thường được các doanh nghiệp áp dụng theo các đại lượng sau:
- Trọng lượng hàng hoá tính cước là trọng lượng vận chuyern bao bì tính theo tấn (T)
- Khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển có hàng được tính là Kilomet (km)
- Khoảng cách tính cước tối thiểu là 0,1Km.
- Đơn vị tính cước: Đơn vị tính cước là đồng/tấn.kilômét (viết tắt đồng/T.Km).
2. Tại sao doanh nghiệp muốn vận chuyển đường bộ
Thông thường, nhiều doanh nghiệp muốn vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thường do các nguyên nhân dưới đây:
- Thời gian linh hoạt
- Lộ trình đa dạng
- An toàn hàng hóa
- Khối lượng vận chuyển
3. Công thức tính cước vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Công thức tính cước:
Giá cước vận tải đường bộ = Khối lượng tính cước x Đơn giá
Đơn giá cước vận tải sẽ căn cứ vào khoảng cách vận tải và điểm đích.
Có hai trường hợp tính giá cước vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu phổ biến:
Trường hợp 1: Hàng hóa nhẹ cân
Đối với những hàng hóa có khối lượng nhỏ, công ty vận chuyển sẽ áp dụng hình thức cân hàng hóa sau đó lấy khối lượng hàng nhân với đơn giá thì sẽ ra mức giá cước vận chuyển.
Trường hợp 2: Hàng hóa có khối lượng lớn
Hàng hóa vận tải đường bộ sẽ khác với vận tải đường biển hay đường hàng không ở hằng số trọng lượng thể tích là 333 kgs /m3
Một Ví dụ cho việc tính cước vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Công ty A cần vận chuyển một lô hàng bằng đường bộ gồm 10 kiện, mỗi kiện có kích thước 120cm x 100cm x 180cm, có trọng lượng: 960kgs/gross weight.
Cách tính:
Tổng trọng lượng: 960 x 10 = 9,600 kgs
+ Tính trọng lượng thể tích (volumetric weight) của lô hàng:
+ Kích thước các kiện bằng cm => 120cm x 100cm x 180cm
+ Kích thước các kiện bằng mét => 1,2m x 1m x 1,8m
+ Thể tích của 1 kiện = 1,2m x 1m x 1,8m = 2,16 cbm (cubic metre)
+ Tổng thể tích của lô hàng = 10 x 2,16 cbm = 21,6 cbm
+ Road shipment volumetric weight constant = 333 kgs / cbm
+ Volumetric Weight= 21,6 cbm x 333 kgs/ cbm = 7192,8 kgs
Vậy trọng lượng tổng (gross weight) lớn hơn trọng lượng thể tích (volumetric weight). Lấy trọng lượng tổng (gross weight) của lô hàng là 9.600 kgs là trọng lượng tính cước của lô hàng.
Như vậy qua bài viết này Nam Quốc đã chia sẻ với các bạn cách tính giá cước vận tải container bằng đường bộ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.